Nghề tốt nhất để khởi nghiệp
Thứ sáu, 12/10/2012, 05:04 GMT+7
Michael McDermott, 32 tuổi, đã từng làm luật sư 4 năm trước khi khởi nghiệp kinh doanh. Xuất phát từ thói quen ăn trưa tại 1 xe tải bán món taco của Mexico đậu bên ngoài tòa nhà Austin nơi anh làm việc, McDermott và cộng sự Eleanor Burkett đã đồng sáng lập nên công ty Yes! Taco. Sau 2 năm kinh doanh thành công, mùa hè này, họ đã đưa thêm 1 chiếc xe tải nữa vào sử dụng.
Anh chia sẻ: “Khi còn làm luật sư, tôi luôn đóng vai trò là người biện hộ. Bây giờ, khi bán hàng , tôi sử dụng các kỹ năng biện hộ này để nghĩ ra những điểm mạnh của mình và tìm cách thu hút khách hàng đến mua.”
Trong khi giới truyền thông hay nói về sinh viên khởi nghiệp – những cá nhân xuất chúng đã sáng lập nên những công ty nổi tiếng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phần lớn các nhà khởi nghiệp phải đi theo một con đường vòng dài hơn thế rất nhiều.
Khi bán hàng, tôi sử dụng các kỹ năng biện hộ này để nghĩ ra những điểm mạnh của mình và tìm cách thu hút khách hàng đến mua.
Theo chuyên gia tư vấn nghề nghiệp TS. Laurence Shatkin, tác giả cuốn “150 công việc tốt nhất để phát triển kỹ năng của bạn”, có một danh sách nghề nghiệp được chứng minh là có thể giúp bạn chuẩn bị khởi nghiệp tốt những nghề khác. Ko có gì đáng ngạc nhiên, luật sư nằm trong top đầu của danh sách này.
Để tổng hợp danh sách này, Shatkin đã nghiên cứu những nghề nghiệp đòi hỏi kỹ năng cao nhất do Bộ lao động Hoa Kỳ đưa ra năm 1999 để chọn những nghề có tính cách quan trọng hàng đầu của một doanh nhân khởi nghiệp: dám nghĩ dám làm.
Theo ông, những nghề liên quan đến quản lý dự án là hợp nhất với người có cá tính dám nghĩ dám làm. Ông nói: “Những nghề này liên quan đến việc lãnh đạo con người và ra nhiều quyết định”, đồng thời lưu ý rằng mạo hiểm cũng là 1 tính cách quan trọng trong các phẩm chất mà một người muốn khởi nghiệp nên khôn ngoan lựa chọn để phát triển.
Ở vị trí đầu tiên trong danh sách là quản lý bán hàng. Nghề này có thu nhập trung bình hằng năm 98,500 USD và với hơn 12,600 đầu việc mới mỗi năm, đây là cơ hội tốt cho sinh viên mới ra trường thử sức ở lĩnh vực kinh doanh, và đặc biệt mong muốn khởi nghiệp.
Nếu bạn muốn khởi nghiệp, điều quan trọng nhất là bạn phải có kinh nghiệm quản lý.
Bởi vì đây là vị trí quản lý, Shatkin cho rằng kỹ năng xã hội và xử lý thông tin là những kỹ năng quản trị quan trọng nhất. Ông nói: “Nếu bạn muốn khởi nghiệp, điều tối quan trọng là bạn phải có kinh nghiệm quản lý”. Chưa hết, để trở thành 1 nhà lãnh đạo xuất sắc, bạn còn cần phải có nhiều kỹ năng quản trị khác nữa (thời gian, con người, nguồn lực).
Một nửa trong top 10 là các vị trí quản lý: quản lý marketing (thứ 3) với thu nhập trung bình 112,800 USD; quản lý công nghệ thông tin (thứ 4) với thu nhập 115,780 USD; quản lý xây dựng (thứ 5) với 83,860l USD và quản lý dịch vụ y tế và sức khỏe (thứ 7) với 84,270 USD.
Những vị trí còn lại trong top 10 thoạt đầu có vẻ không liên quan lắm: luật sư (thứ 2), y tá theo yêu cầu (thứ 6), tư vấn tài chính (thứ 8), chuyên viên quan hệ công chúng (thứ 9) và đại diện bán hàng (thứ 10). Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ hơn, mỗi công việc này đều phát triển các kỹ năng thực sự cần thiết đối với người muốn khởi nghiệp và có một điểm chung rất cơ bản: đó là sự năng động, nhanh nhẹn, chạy đua với thời gian.
Luật sư đứng thứ 2trong danh sách khởi nghiệp
Shatkin nói: “Những người dám nghĩ dám làm thường sẽ phát huy tốt nhất trong môi trường thiếu sự ổn định nhưng có thể mang lại nhiều lợi ích. Vì vậy, nếu làm những nghề kể trên, họ có thể trở thành những người rất quan trọng đối với công ty, và cũng sẽ được đánh giá rất cao cho những thành tích đạt được”. Người làm những ngành nghề kể trên đi làm mỗi ngày với động lực phải hoàn thành công việc.
Tính cách “bằng mọi giá phải làm được” này không chỉ giúp họ trèo lên những nấc thang cao hơn trong sự nghiệp mà còn rất quan trọng trong nỗ lực khởi nghiệp sau này của họ. Ngoài ra, không thể không nói đến kỹ năng giao tiếp tuyệt vời mà họ có được từ những công việc này. “Giao tiếp là yếu tố cực kỳ quan trọng để người khác có thể làm việc với bạn và cho bạn khi bạn ở vị trí lãnh đạo, và quan trọng hơn, giúp mọi người hiểu được tầm nhìn của bạn”
“Với tình hình kinh tế của chúng ta hiện nay, sẽ là không thực tế nếu bạn làm cho một công ty đến tận 30, 40 năm”, Shatkin nói, chỉ ra xu hướng ở Mỹ khi nhiều người đổi nghề để khởi nghiệp kinh doanh. “Dù là người làm công ăn lương, bạn cũng nên tập tư duy theo cách của một doanh nhân khởi nghiệp, để có thể năng động hơn và xây dựng thương hiệu cho bản thân ngay từ những ngày đầu tiên đi làm”. Những kỹ năng đó sẽ có lúc hữu dụng cho bạn.
Thanh Mai (Theo Forbes)