Thị trường lao động

Bức tranh ảm đạm về thị trường việc làm tại châu Á

Chủ nhật, 28/10/2012, 20:46 GMT+7


Tại Việt Nam, Indonesia và Philippines, khoảng 70% hiện đang làm việc ở khối phi chính thức ngoài nông nghiệp, rất nhiều trong số họ là phụ nữ. Tăng trưởng chậm ở nhiều quốc gia châu Á đã làm trầm trọng thêm các thách thức về thị trường lao động.

Đó là nội dung trong

 

Đó là nội dung trong báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố sáng nay (23/10) tại Hà Nội. Báo cáo Thị trường Lao động Châu Á-TBD cho thấy, từ tháng 10/2012 tăng trưởng việc làm ở khu vực đã chậm lại so với năm 2011, mặc dù tình hình có khác nhau ở các nước khác nhau.

Chẳng hạn, trong khi Indonesia, Philippines, Australia, New Zealand và Đài Loan (Trung Quốc) ghi nhận sự suy giảm đáng kể về tăng trưởng việc làm, thì số lượng việc làm mới lại tăng ở Hàn Quốc và ở một cấp độ thấp hơn, Singapore và Thái Lan. Những số liệu mới nhất cho thấy tỷ lệ thất nghiệp khoảng dưới 5% ở các nền kinh tế châu Á. Hiện tại không có dấu hiệu tình hình sẽ thay đổi vào năm 2013.

Một thách thức lớn hơn đối với khu vực, đặc biệt ở các nước đang phát triển, chính là chất lượng công việc không đảm bảo (lương thấp, thiếu các quyền và lợi ích của người lao động).

Tương lai ảm đạm cho thanh niên

Cũng theo báo cáo của ILO, triển vọng thị trường lao động cho thanh niên (15-24 tuổi) vẫn là một màu ảm đạm ở nhiều khu vực của châu Á-TBD, nơi có quy mô dân số trẻ lớn nhất thế giới. Cứ 1 trong 6 thanh niên bị thất nghiệp ở Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc), Philippines và New Zealand. Ở Indonesia, tỷ lệ này là 1/5. Đáng chú ý, thanh niên cũng chiếm tới 60% số người thất nghiệp ở Samoa và 50% ở Vanuatu. Ở Quần đảo Marshall, số lao động trẻ đang làm việc hiện nay có nguy cơ mất việc cao gấp ba lần so với những lứa tuổi lớn hơn.

Một thách thức lớn đối với các công ty, người lao động và chính phủ là sự khập khiễng giữa các kỹ năng của người lao động và nhu cầu của thị trường lao động. Chẳng hạn, ở Malaysia có 340.000 người tìm việc trong tháng 7/2012 nhưng chỉ 1.700 người tìm được việc, còn 153.000 vị trí không tuyển được người.

“Các nhà hoạch định chính sách trong khu vực cần ưu tiên cải tổ hệ thống giáo dục và dạy nghề để đảm bảo một sự liên kết chặt chẽ hơn giữa hệ thống này và các ngành kinh tế” - Chuyên gia kinh tế lao động của ILO Bangkok Phú Huỳnh, một trong những tác giả của bản báo cáo nói cho biết.

 P. Thanh


Người viết : admin
 In bài viết  Gửi cho bạn bè Lưu tin Lên đầu trang

Viết đánh giá




 Ẩn email của tôi
Bộ gõ : Off Telex VNI
Mã bảo vệ :  

Đang thảo luận trên diễn đàn