Hàng ngàn phản hồi của bạn đọc với thông tin: một số doanh nghiệp ở Bình Dương không tuyển lao động Thanh – Nghệ - Tĩnh... lại phá “kỷ lục” của ngày hôm trước. Diễn đàn tiếp tục đưa thêm những ý kiến từ các nhà

Mặc dù treo biển tuyển dụng 400 lao động nam, nữ, nhưng công ty này vẫn không nhận lao động các tỉnh Nghệ An - Thanh Hóa - Hà Tĩnh - Quảng Bình (ảnh: Lê Tuyết, Lao Động)
Nỗi ngại ngùng khó nói
Hiện tượng “chê” lao động Thanh – Nghệ - Tĩnh… theo nhận xét của khôngít bạn đọc, thật ra không chỉ xuất hiện ở một số doanh nghiệp tại Bình Dương. Mà nó tồn tại như quy định ngầm ở nơi này, nơi khác, trong một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở chỗ này, chỗ kia… như Nguyen Hong Thiem nêu:
“Vấn đề này âm ỷ đã gần cả chục năm nay rồi. Bắt đầu từ Bình Dương lan rộng sang khu CN Đồng Nai. Bây giờ tại các khu CN Nhơn Trạch cũng đều có chuyện chê lao động Thanh-Nghệ-Tĩnh-Bình. Cậu em tui đã buồn bực chán nản về quê lại, sau khi bị công ty F từ chối phỏng vấn làm bảo vệ, vì hộ khẩu Nam Đàn, Nghệ An, mặc dù nó vừa xuất ngũ.Tôi nghĩ vùng miền nào cũng đều là người Việt, nơi nọ nơi kia đều có người xấu người tốt. Phân biệt như vậy sẽ có những cái nhìn tiêu cực và tệ nạn trong xã hội phát sinh...”

Lý giải về chuyện đau đầu này, Dương Đức Thọ vạch rõ:
“Sở dĩ có phân biệt như vậy cũng xuất phát từ những nguyên nhân như báo chí nêu. Chẳng những một số doanh nghiệp, công ty "ngại" tuyển lao động nam từ các tỉnh này, mà theo tôi được biết thì lực lượng công an cũng "đau đầu" với các loại tội phạm phổ biến đến từ những khu vực nói trên. Ở Việt Nam đã thế, ra nước ngoài cũng chẳng khác hơn. Theo thống kê của các ngành chức năng và quan sát thực tế của tôi, thì khá nhiều lao động của các tỉnh nói trên khi đi XHLĐ sang Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... đã tìm cách cư trú bất hợp pháp khi hết hạn theo hợp đồng. Trong cuộc sống, sinh hoạt của họ cũng có nhiều vấn đề "nổi cộm" hơn lao động đến từ nhiều vùng miền khác của Việt Nam . Nên chăng, những người lao động ở khu vực này cần tự ý thức được những điều còn chưa tốt đó, để có thể hòa nhập tốt hơn được với những môi trường mới. Chứ không nên trách ai khác, trước khi nhìn lại chính bản thân mình!”
Từ phía những người làm công tác nhân sự, tuyển dụng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất…nhận xét về các lao động Thanh – Nghệ - Tĩnh cùng các lý giải cho cái sự “kén chọn” nhân lực này có khá nhiều điểm chung:
“Mình đọc tất cả các comment ở trên, thấy các bạn bình luận như là những người đứng ở vị trí " người tìm việc""mso-bidi-font-weight: normal">Chich choe
“Tôi phụ trách tuyển dụng tại 1 công ty ở Bình Dương. Mặc dù tôi nắm rõ Luật Lao động cấm phân biệt nam/nữ hay vùng miền trong công tác tuyển dụng, nhưng nhìn chung khi tuyển dụng các ứng viên có hộ khẩu ở 3 vùng trên gặp rất nhiều rắc rối, và quy định từ Ban Giám đốc đưa ra thì không thể làm khác được.
Mặc khác, các anh/chị từ 3 vùng trên khi vào Nam sao vẫn không thể thay đổi được cách sống, giao tiếp, kể cả suy nghĩ? Đa phần là nóng tính, nói chuyện thì thường không nể nang ai, khi xin về quê nghỉ phép thì lại nghỉ luôn không thèm báo trước, báo hại công ty phải nhanh chóng tìm người thay thế. Đó là còn chưa kể tới những trường hợp cùng nhau gây chuyện, đình công, gây gổ, đánh nhau, gây rối trật tự trong công ty…. Tôi nghĩ các anh/chị khi vào miền Nam hãy tìm hiểu cách sống và văn hóa trong này trước, rồi cũng cần có những thay đổi sao cho phù hợp. Đừng để 1 vài người không tốt ảnh hưởng cả 1 vùng miền. Còn các công ty, tôi nghĩ họ thà bỏ sót chứ không muốn tuyển nhầm người rồi lại phải đi giải quyết hậu quả sau này thì mệt mỏi lắm” - Lighthouse
“Các doanh nghiệp ở Bình Dương không nhận người lao động TH-NA-HT là có lý do của họ. Bản thân tôi cũng là một chủ doanh nghiệp ở Hà Nội và cũng nói không với những người lao động, cán bộ có gốc gác như trên. Đã hơn 20 năm làm kinh doanh, đây là đúc kết của tôi và tôi hiện tại đang áp dụng cho việc tuyển dụng ở công ty.
Tôi thấy người TH-NA-HT nhìn chung sức khỏe tốt, chịu được lao động vất vả, nhưng thường rất "cục bộ địa phương", làm việc teamwork kém mà lại hay bảo thủ. Do vậy chỉ những ngành nghề liên quan nhiều đến lao động phổ thông như xây dựng, giao thông thì tuyển dụng được. Những công việc cần sự ổn định, đoàn kết tập thể thì rất khó. Tất nhiên không phải người TH-NA-HT nào cũng vậy, cũng có người rất hay, nhưng tìm được rất khó” -Đông A
“Mình cũng đã ngồi ở vị trí tuyển dụng rất nhiều lần và quả thực mình cũng đã tuyển nhân sự các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... Mặc dù nghe nói rất nhiều về các bạn Thanh Hóa nhưng mình vẫn không có định kiến về tuyển dụng. Tuy nhiên, sau một vài trường hợp mình cũng có một số suy nghĩ...Về cơ bản, các bạn ở Nghệ An, Hà Tĩnh làm việc rất tốt và chịu khó, chấp hành tốt kỷ luật lao động. Các bạn ở Thanh Hóa quả thực là rất hay vô tổ chức, làm việc không tuân thủ giờ giấc, xin nghỉ thêm cũng không báo lại mặc dù đã được nhắc nhở... Đến lúc cho nghỉ việc thì đưa ra lý do bất khả kháng này nọ. Tuy nhiên, theo mình cũng chỉ có một số trường hợp "con sâu... làm hỏng nồi canh thôi", còn thật sự nhiều bạn vùng quê Thanh Hóa cũng rất tuyệt” - nick Người tuyển dụng
Lao động tìm kiếm cơ hội tại Trung tâm Giới thiệu Việc làm TPHCM (ảnh minh họa)
Ý thức và chất lượng lao động
Bàn rộng ra về sự "ngại ngùng" khi tuyển dụng lao động như trên, có những ý kiến cho rằng nên coi lao động như một loại hình hàng hóa, chất lượng tốt luôn được đón nhận còn nếu không thì ngược lại.
“Gởi các bác có ý kiến phản đối về cái bị cho là “nạn phân biệt vùng miền”! Mong các bác hãy nhìn rộng ra chút đi, vừa rồi Hàn Quốc và Nhật cũng đã từ chối lao động người miền Bắc, Trung và mới đây không tiếp tục nhận lao động Việt Nam luôn. Thử hỏi nếu các bác là chủ doanh nghiệp, thuê phải những người lao động có tính cách ấy thì các bác có muốn thuê nữa không? Cái gì cũng có lý do của nó, nếu làm tốt, tính cách tốt thì dại gì mà người ta không thuê? Trước khi trách người, hãy tự soi lại mình. Theo tôi, việc này hãy để chính những người lao động TH-HT-NA thấy và tự điều chỉnh mình... Tôi ủng hộ quan điểm coi lao động cũng như hàng hóa, cái gì tốt thì người ta sử dụng thôi, còn không tốt thì bị chê là phải rồi” – Huy
“Tôi là một người Hà Nội gốc. Qua học tập và công tác, tôi có rất nhiều các bạn sinh ra trên nhiều miền Tổ quốc. Đối với các bạn của mình, tôi chưa bao giờ phân biệt gốc gác, giàu nghèo. Tuy nhiên, đối với đội ngũ lao động hiện nay tôi thấy có vô cùng nhiều vấn đề. Là chủ lao động, rất nhiều doanh nghiệp khốn khổ vì tình trạng công nhân vô kỷ luật, lười lao động, thích chơi bời. Số này hiện nay rất đông. Họ “đoàn kết” và sử dụng khá nhiều chiêu trò để ép chủ doanh nghiệp tăng lương, thưởng, nhưng bản thân họ lại hay vi phạm kỷ luật. Nhiều chủ doanh nghiệp vì hợp đồng đã ký đã buộc phải chấp nhận các yêu sách của các công nhân này.
Mà không chỉ có các tỉnh trên đâu,còn một số địa phương khác. Tham gia trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tôi và các bạn bè của tôi đã gặp vô cùng nhiều hoàn cảnh trớ trêu vì các lao động kiểu này. Các bạn có biết là năng suất lao động của công nhân ta vào loại thấp nhất khu vực không? Các bạn có biết trình độ trung bình của công nhân ta thấp nhất khu vực không? Tôi mong các bạn ở các vùng miền của đất nước hãy tự nhìn nhận bản thân mình. Tôi có một phần thông cảm với các doanh nghiệp nêu trong bài báo” - Tran Xuan Bach
“Tôi đọc bài báo và comment của các bạn, tôi xin có ý kiến thế này: Bản thân tôi là 1 người Thanh hóa, đã từng đi nhiều nước, làm cho các công ty tư nhân, các công ty nước ngoài và hiện giờ đang làm trong nhà nước. Qua các công ty tôi làm thì chưa bao giờ tôi bị phân biệt đối xử vì là con dân Thanh Hóa. Nhưng có 1 thực tế các bạn có muốn chấp nhận hay không thì nó cũng là sự thật. Đó là có những người do nhận thức còn hạn chế nên có những tính cách không được đẹp cho lắm như: vô kỉ luật, ý thức kém, ỷ lại người khác, sống không tập thể mà chỉ sống vì bản thân và sống theo nhóm..... Rất không may những người đó lại thường ở những địa phương Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh...
Chính vì thế các phòng Nhân sự họ cũng đã có ấn tượng không tốt đối với những người lao động đến từ những tỉnh thành này rồi, tuy không phải là công khai nhưng có những "quy định ngầm" sẽ không có lợi cho những lao động trên. Tôi chỉ mong các nhà tuyển dụng đừng đánh đồng, đừng vơ đũa cả nắm… Tôi cũng mong các ban người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... hãy thể hiện mình làngười có ý thức và trình độ lao động tốt. Các bạn nên nghĩ là mình phải nỗ lực hơn rất nhiều so với những địa phương khác không chỉ vì các bạn, vì gia đình các bạn, mà còn vì quê hương của các bạn nữa.
Và tôi cũng muốn nhắn nhủ những "con sâu""mso-bidi-font-weight: normal">NVPhuc
Nên chăng mong các bạn bị “phê” hãy bình tĩnh để lắng nghe, tiếp thu những điều người ta nói đúng về mình để giúp mình trở nên tốt hơn, cũng là để tự mình cải biến những gì còn bị coi là “xấu xí” dần trở nên “đẹp dần lên” trong mắt những người khác. Nhất là với các nhà tuyển dụng, các bạn cần chứng tỏ được mình là những người lao động chất lượng cao.
“Các bạn là người TH, NA, HT, QB đọc bài này thì chớ vội buồn và bức xúc như thế. Không vô cớ, không vì một con sâu nào đó mà thiên hạ người ta phân biệt như thế đâu. Các bạn cần xem lại cách sống, cách làm việc và cách đối xử của mình đối với cộng đồng, với tổ chức mà các bạn đang tham gia để hòa nhập tốt hơn.
Tôi là người quản lý thị trường ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước, nên có thể nói là nắm khá rõ đặc tính văn hóa và con người của mỗi nơi. Đúng là nơi nào cũng có người tốt, người xấu thật. Nhưng tỉ lệ người tốt mà thấp hơn thì khó được cộng đồng người ta chấp nhận là đúng thôi…. Tôi thấy các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông họ chọn giải pháp an toàn như vậy là cũng phải thôi vì họ không phải là tổ chức từ thiện. Ai không làm chủ doanh nghiệp thì không hiểu được đâu…” - Khôi Nguyên
Khánh Tùng