Hài hước chuyện cứ lấy chồng là cho thôi việc

Thứ tư, 03/10/2012, 23:09 GMT+7


Văn phòng là một tòa nhà rộng đến 6 tầng, thế nhưng cuối tuần nào, trước khi nhân viên ra về cũng phải ở lại hàng tiếng để lau chùi, dọn dẹp nhà cửa.


            
    

Sau này, khi đã nghỉ việc hết và tụ tập nhau ngồi trò chuyện, moi người lại không ngớt lời nhắc tới ông sếp “có vấn đề”. Gọi sếp như vậy không có ý xúc phạm mà chỉ bởi đặt cho sếp một cái tiên riêng, đặc trưng nhất và vì hơn nữa, từ trước tới giờ, tất cả những nhân viên trong công ty chưa ai đi làm mà gặp phải trường hợp sếp như lần này.

Nếu không phải vì chị em đồng nghiệp quý mến nhau, nếu không phải vì môi trường hòa đồng thì có lẽ, chỉ dăm bữa, nửa tháng, cả cái công ty của sếp đã trở thành nhà hoang. Cũng không hiểu sao sếp tổng lại có thể điều một người như thế xuống quản lý công nhân viên ở công ty. Người ta có cống hiến, có làm việc chẳng qua cũng chỉ vì sếp tổng có lòng, sếp tổng là người biết đãi ngộ nhân viên.

Thế nhưng, từ ngày ông sếp mới được điều xuống, mọi người ai nấy đều tỏ rõ vẻ khó chịu và không muốn làm việc. Nếu ai có lỗi gì dù là nhỏ thôi, sếp cũng sẽ dọa sa thải hoặc tất cả đều bị trừ rất nặng vào lương. Cũng chỉ vì miếng cơm manh áo mà nhiều người nhẫn nhịn, nhiều người thì vì chưa xin được công việc mới nên không mạnh dạn thẳng tay nghỉ. Cũng có nhiều người vì uất ức quá mà ra đi không lời từ biệt.


Nếu ai có lỗi gì dù là nhỏ thôi, sếp cũng sẽ dọa sa thải hoặc tất cả đều bị trừ rất nặng vào lương. (ảnh minh họa)

Hà là một trường hợp điển hình cho sự “khác người” của sếp. Đã gắn bó với công ty gần 3 năm trời, Hà được đánh giá là một nhân viên làm việc rất tốt, rất hiệu quả và chăm chỉ. Ngay cả bản thân ông sếp khó tính cũng phải công nhận điều đó. Thế mà, đùng đùng một cái ông cho Hà thôi việc với lý do “lấy chồng”.

Hà đi lấy chồng và được sếp cho nghỉ một tuần. Bình thường một tuần là mức nghỉ quá ít so với một người đi xây dựng gia đình. Nhưng ở công ty này thế là đã ưu ái lắm rồi. Nhưng vì công việc đột xuất nhà lại ít người nên Hà không thể lo chu toàn mọi việc gia đình chồng. Do đó, Hà xin sếp nghỉ thêm vài hôm. Sếp cũng vui vẻ đồng ý nên Hà không mảy may lo lắng gì.

Thế nhưng, khi Hà lên Hà Nội, bắt đầu làm việc lại thì bị sếp gây áp lực khiến Hà ức chế vô cùng. Và vài ngày sau đó, ông ta đưa quyết định cho Hà thôi việc với lý do nghỉ quá nhiều, không thể tiếp tục công việc được. Hà ấm ức xuống trình bày với sếp. Ông ta chỉ xua tay và nói rằng: “Tôi sẽ cho Hà biết là nào là đi lấy chồng”.

Cũng chẳng luyến tiếc gì cái công ty này từ lâu nhưng ra đi như vậy Hà thấy vô cùng ấm ức. Rõ ràng Hà nghỉ để lấy chồng, chuyện trọng đại cả đời người, hơn nữa Hà đã gọi điện xin phép và được đồng ý. Vậy mà giờ đây, ông ta trắng trợn sa thải Hà. “Đúng là không biết dùng từ gì để gọi tên ông ta nữa”, Hà nhăn mặt nói.


Cũng chẳng luyến tiếc gì cái công ty này từ lâu nhưng ra đi như vậy Hà thấy vô cùng ấm ức.
    (ảnh minh họa)

Còn nhớ, có lần sếp cho 2 phóng viên nghỉ một cách vô lý mà chẳng ai hiểu được cái cách ứng xử kì quặc ấy là vì đâu. Bất thình lình hai cô phóng viên trẻ bị nghỉ việc chỉ với lý do vẻn vẹn rằng, các cô không phải người Hà Nội. Tòa báo cần những người Hà Nội, cần họ hiểu được văn hóa và thông thạo các tuyến đường thủ đô, như vậy mới dễ làm việc. Đúng là một ý nghĩ quái gở bởi đâu phải những người không ở Hà Nội là không biết đường và không biết văn hóa thủ đô đâu. Hơn nữa, đó là những người đã gắn bó và từ trước tới nay họ đã làm việc rất nhiệt tình, hiệu quả. Đúng là không thể lý giải được sự gàn dở của sếp.

Văn phòng là một tòa nhà rộng đến 6 tầng, thế nhưng cuối tuần nào, trước khi nhân viên ra về cũng phải ở lại hàng tiếng để lau chùi, dọn dẹp nhà cửa. Chưa có một công ty nào lại biến nhân viên của mình cũng trở thành “lao công” luôn như vậy. Nhiều người khó chịu nhưng để trong lòng và chờ đợi một ngày thôi việc.

Đi làm muộn quá 3 lần là bị sếp cho lệnh thôi việc ngay tức thì dù là muộn một phút. Chát chít mà bị sếp bắt được dù chỉ một lần là cũng tự động mà viết đơn xin thôi việc. Có người trong nhà có việc quan trọng cũng cùng lắm được nghỉ một ngày, còn nghỉ quá là “hậu quả” thì ai cũng biết sẽ thế nào.

Ai cũng ngán ngẩm cảnh chịu sự chi phối của ông sếp có vấn đề. Người thì muốn ra đi nhưng vì chưa xin được việc mới, người thì vì tình nghĩa với sếp tổng và anh chị em mà ở lại. Nhưng nếu tình cảnh này cứ tiếp tục diễn ra thì có lẽ một ngày nào đó cũng chẳng còn ai tha thiết gì cái công ty này nữa.



Người viết : admin


Copyright © 2011 Việc Làm Việt Nam - Vina Work - Thiết kế web: TRUST.vn