Mở cửa đón lao động ngoại chất lượng cao

Thứ ba, 12/06/2012, 15:59 GMT+7

Nghị định 46, sửa đổi bổ sung một số điều khoản của Nghị định 34 về Quản lý lao động nước ngoài, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về mặt thủ tục đối với nhóm lao động chất lượng cao; xử phạt nghiêm khắc đối với doanh nghiệp vi phạm quy định.

 


 

Phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng, Cục Việc làm xung quanh vấn đề này.

Nhiều lao động nước ngoài phản ánh,  họ muốn làm việc hoặc đang làm việc tại VN  và sẵn sàng tuân thủ các quy định nhưng gặp khó khăn vì đơn vị tuyển dụng nội địa không sẵn lòng đại diện cho họ để xử lý việc đăng ký?
 
Các giấy tờ, hồ sơ để được cấp giấy phép lao động được quy định từ trước đây  (NĐ 105, năm 2003), Nghị định 46 không quy định không quy định thêm mà chỉ tạo điều kiện về mặt thủ tục và cho một số đối tượng cụ thể. Việc đăng thông tin tuyển dụng người VN vào các vị trí của dự kiến tuyển người nước ngoài chỉ áp dụng đối với tuyển dụng theo hình thức hợp đồng lao động, còn 5 hình thức khác không phi đăng thông tin tuyển dụng và đây là vấn đề đề được quy định tại Nghị định 34.
 
Theo tôi biết, nhiều quốc gia cũng quy định về vấn đề này, như: Hà Lan trước 4-5 tuần, Anh trước 4 tuần…cũng yêu cầu người sử dụng lao động phải quảng cáo trên bưu điện và phải thông báo với cơ quan lao động quốc gia về việc sử dụng lao động bản địa  trước khi tuyển người nước ngoài...Việc làm các thủ tục để được cấp giấy phép lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật, muốn hay không muốn thì đều phải thực hiện.
 
Ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng, Cục Việc làm. (Ảnh: TT)
 
Như vậy, ở thời điểm hiện tại, NLĐ nước ngoài sẽ bị trục xuất nếu không có giấy phép lao động, trong khi đơn vị tuyển dụng Việt Nam thì chỉ bị phạt hành chính?
 
Theo quy định định tại NĐ 46, đối với những người nước ngoài thuộc đối tượng phải có giấy phép lao động thì phải làm thủ tục để được cấp giấy phép lao động, sau 6 tháng kể từ khi Nghị định này có hiệu lực thi hành (1/8/2011) mà không có giấy phép lao động hoặc chưa nộp hồ sẽ đề nghị cấp giấy phép lao động  thì Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan Công an buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật.
 
Về phía đơn vị sử dụng lao động, nếu không thực hiện đúng các quy định sẽ bị xử phạt theo quy định của Chính phủ và các quy định khác có liên quan. Tuy nhiên, khi xử lý vi phạm đối với người sử dụng lao động cần công khai danh tính trên các phưng tiện thông tin đại chúng.Trên thực tế, khi đã đi vào hoạt động, vấn đề tạo dựng hình ảnh và uy tín rất quan trọng, nếu DN bị công khai danh tính sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với tín nhiệm sau này của họ.

Với những người nước ngoài đã cống hiến nhiều năm của đời họ vào công cuộc phát triển đất nước VN, thì những quy định này có vẻ khó hiểu và ngặt nghèo?Trườn hợp người nước muốn chuyển đổi sang một công việc khác họ có buộc phải đăng ký một giấy phép lao động khác?

Chính phủ luôn ghi nhận sự đúng gúp quan trọng của NLĐ nước ngoài trong quá trình phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, VN cũng như các quốc gia trong khu vực và trên thế giới trong việc áp dụng quy định người nước ngoài muốn làm việc tại VN phải có giấy phộp lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam, như tôi đã nêu ở trên Nghị định 46 đó tạo điều kiện thuận lợi cho người xin cấp phép (rút ngắn thời gian, thủ tục hành chính…
 
Hơn thế, thời hạn của giấy phép lao động của người nước ngoài tại VN dài hơn so với một số quốc gia khác ( không quá 36 tháng, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể và mỗi lần gia hạn cũng không quá 36 tháng). Trong trường hợp người nước ngoài muốn chuyển đổi sang một công việc khác vẫn phải xin giấy phép lao động đối với công việc mới và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới.

Ông có thể làm rõ, những người nước ngoài kết hôn với người VN có phải đăng ký giấy phép lao động, hay họ được miễn do đã có thẻ cư trú (vô thời hạn hoặc có kỳ hạn)?

Người nước ngoài tức là người không mang quốc tịch Việt Nam.  Theo Luật Quốc tịch Việt Nam, những người nước ngoài vào Việt Nam làm việc thuộc đối tượng cấp giấy phéo lao động thì đều phải làm thủ tục đề nghị cấp phép. Như vậy, đối với trường hợp  người nước ngoài nhập quốc tịch VN thì sẽ không cần đăng ký giấy phép lao động.

 Tại sao Chính phủ lại chọn việc thi hành một hệ thống giấy phép lao động gắn chặt quyền được lao động vào với một chủ lao động cụ thể, mà không phải một hệ thống quản lý  chung, nghĩa là người lao động được đăng ký quyền lao động chung, trong bất kỳ lĩnh vực nào mà luật pháp cho phép người nước ngoài hoạt động?

Giấy phéo lao động cấp cho người nước ngoài xác định cụ thể vị trí công việc, thời gian làm việc, nơi làm việc mà người nước ngoài thực hiện. Thực tế cho thấy , đối với những người nước ngoài có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm quản lý không đặt ra vấn đề này vì thủ tục không có gì khó khăn. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nếu có kinh nghiệm của quốc tế về vấn đề này, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu quy định của các quốc gia tiến bộ trên thế giới, tiến tới bổ sung thêm những quy định cần thiết trong lĩnh vực quản lý này.

Xin cảm ơn ông!

Ngày 17/6/2011, Chính phủ đã ban hành NĐ 46 sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ 34 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/812011, trong đó quy định những điểm mới về đối tượng bổ sung như: hội, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật VN, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được tuyển lao động nước ngoài; đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong hồ sơ đăng ký dự tuyển, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, nhất là đối với những người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực, rút ngắn thời gian cấp và gia hạn giấy phép lao động; bổ sung một số trường hợp không phi cấp giấy phép lao động…

 Báo cáo từ các địa phương cho biết, tính đến tháng 5/2011, tổng số người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam là hơn 74.000 người, từ 64 quóc gia.


Người viết : admin


Copyright © 2011 Việc Làm Việt Nam - Vina Work - Thiết kế web: TRUST.vn