Tân cử nhân chật vật chuyện mưu sinh
Thứ sáu, 21/09/2012, 22:45 GMT+7
Sau bốn năm trên giảng đường đại học, tân cử nhân hăm hở bước ra đường với bao dự định và hoài bão. Tuy nhiên, trong thời điểm khó khăn chung hiện nay, kiếm được một công việc phù hợp với chuyên ngành, phù hợp với năng lực và mức thu nhập thỏa đáng thì không phải việc dễ dàng.
Tình hình kinh tếTheo Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm 2012, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh là 26.324, tăng 5,4 % so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh-TP được coi là trung tâm kinh tế thương mại lớn của cả nước, trong 6 tháng đầu năm 2012, đã có 1.214 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố với số vốn giải thể là 5.260 tỉ đồng (theo UBND TP. Hồ Chí Minh). Số lượng doanh nghiệp đăng kí mới 6 tháng đầu năm của nước ta giảm 12,5% và số lượng doanh nghiệp giải thể tăng 35,4%.
Tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp kinh doanh không còn hiệu quả như trước, để tồn tại được bắt buộc doanh nghiệp tinh giản nhân lực dẫn đến nhu cầu về tuyển dụng giảm..
Cung tân cử nhân vượt quá cầu
Thời điểm khoảng trên dưới một triệu lượt thí sinh dự thi 2 đợt tuyển sinh đại học, cũng là lúc hàng ngàn tân cử nhân hối hả kiếm việc.
Ngẫm lại cũng thật gian truân, 12 năm đèn sách, vượt qua được kỳ thi đại học đầy cam go, rồi tiếp tục chinh chiến suốt 4 năm trên giảng đường. Giờ đây tân cử nhân lại lo toan kiếm việc.
Rất nhiều tân cử nhân đang mong muốn kiếm được công việc phù hợp
Ngay tại TP. Hồ Chí Minh- nơi trước đây được coi là miền đất hứa đối với tân cử nhân vì nhu cầu về tuyển dụng khá cao nhưng với xu thế khó khăn chung thì tìm việc làm phù hợp ở TP này cũng chật vật không kém. Sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có nhu cầu việc làm khá nhiều, nhưng do các doanh nghiệp yêu cầu nhân lực có trình độ chất lượng cao, kinh nghiệm, kỹ năng… mà nhiều tân cử nhân chưa đáp ứng được. Cái khó khăn chung ở đây là hầu như nhà tuyển dụng đều yêu cầu kinh nghiệm- cái mà tân cử nhân không hoặc hiếm khi có.
Cái khó khăn chung ở đây là hầu như nhà tuyển dụng đều yêu cầu kinh nghiệm- cái mà tân cử nhân không hoặc hiếm khi có
Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh thuộc Sở lao động thương binh và xã hội thì nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong 6 tháng đầu năm 2012 tại TP. Hồ Chí Minh là vấn đề được các doanh nghiệp chú trọng. Cụ thể Trên đại học – Đại học (12,78%), Cao đẳng (10,03%), Trung cấp (21,41%), Công nhân kỹ thuật – Sơ cấp nghề (12,61%), Lao động phổ thông (43,17%), tập trung vào một số ngành nghề như Marketing - Nhân viên Kinh doanh, Bán hàng, Kế toán – Kiểm toán, Tài chính – Ngân hàng, Điện - Điện tử, Cơ khí, Hóa chất , …
Với thống kê sáu tháng đầu năm 2012 như trên cho thấy tình hình việc làm không mấy khả quan thì với 6 tháng cuối năm, khi lượng sinh viên ra trường nhiều hơn, liệu công cuộc kiếm việc của họ thế nào?
Tân cử nhân chật vật …
Tân cử nhân với sự năng động và sức trẻ, không thể bó gối chờ việc làm mãi được. Trong thời điểm này, thật khó để kiểm một công việc phù hợp với chuyên môn đào tạo, phù hợp với sở thích, năng lực.
Làm trí ngành có lẽ là chuyện thường tình. Phương- tốt nghiệp chuyên ngành Marketing, mong muốn theo đuổi lĩnh vực Maketing yêu thích nhưng đi đâu cũng đòi hỏi kinh nghiệm 2-3 năm và gợi ý cô qua làm nhân viên kinh doanh. Nhiều khi đi phỏng vấn mới té ngửa công việc mô tả là bán hàng thế mà ngang nhiên đăng tuyển Marketing. Chán nản, Phương đăng ký học anh văn, dạy kèm và kiếm việc 3 tháng nay. Liệu quyết tâm đeo đuổi chuyên ngành như Phương có phải là giải pháp?
Làm sao để ước mơ và hoài bảo của tân cử nhân tồn tại trước khó khăn?
Lan mất 4 năm để học chuyên ngành môi trường, nhưng đã 6 tháng nay cô vẫn đang chật vật kiếm việc. Mong muốn được góp phần cho một Việt Nam xanh, sạch thuở 18 đã bị cơm áo gạo tiền đè bẹp. Là dân tỉnh lẻ, hàng tháng tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn,…và ti tỉ những thứ cần tời tiền buộc Lan phải làm tư vấn viên điện thoại cho tổng đài. Đi làm theo ca vất vả, rồi như cuộc sống cuốn Lan đi, không biết cô có còn quyết tâm tiềm kiếm công việc phù hợp như mơ ước trước giờ?
Hướng ra nào cho tân cử nhân?
tỷ lệ lao động mất việc làm có thể sẽ tăng so 06 tháng đầu năm do quá trình doanh nghiệp sắp xếp lại lao động hoặc một số phải giải thể do không vượt qua được khó khăn, tồn tại trong thời gian qua.
Theo nhận định của trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh thì nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm có thể khả quan hơn. Cụ thể như sau: nhu cầu nhân lực về cơ cấu trình độ đại học, cao đẳng 25%, lao động có trình độ từ sơ cấp nghề đến trung cấp 35%. Một số nhóm ngành nghề Marketing - Nhân viên Kinh doanh, Bán hàng, Kế toán – Kiểm toán, Xây dựng – Kiến trúc, Điện tử, Viễn thông, Cơ khí, Dệt may, Giày da, Quản lý nhân sự - Hành chính văn phòng, Dịch vụ - Phục vụ, Tư vấn – Bảo hiểm, Y tế - Chăm sóc sức khỏe, Công nghệ thông tin,… vì còn tiếp tục mất cân đối về chất lượng nhân lực trong năm 2012 nên có nhu cầu tuyển dụng liên tục. Trong những tháng cuối năm 2012 nguồn cung của thành phố sẽ tăng mạnh , do sinh viên, học sinh tốt nghiệp ra trường. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động mất việc làm có thể sẽ tăng so 06 tháng đầu năm do quá trình doanh nghiệp sắp xếp lại lao động hoặc một số phải giải thể do không vượt qua được khó khăn, tồn tại trong thời gian qua.
Có quá nhiều trường hợp phải chật vật như Lan và Trinh? Có quá nhiều tân cử nhân đang làm thêm, sống nhờ trợ cấp của phụ huynh, ngóng việc từng ngày hay đang làm những công việc không phù hợp mà vẫn phải cắn răng chịu đựng vì kiếm việc khó quá? Thiết nghĩ, ước mơ và hoài bão của tân cử nhân sẽ tồn tại bao lâu với tình cảnh khó khăn hiện nay? Tiếp tục học tập, trau dồi tri thức, kiếm việc làm thêm để chờ đơi cơ hội liệu có phải là giải pháp thích hợp?