Thị trường lao động

Lương cao vẫn bỏ việc

Thứ bảy, 31/03/2012, 00:41 GMT+7

Mặt bằng lương của doanh nghiệp (DN) FDI đã tăng cao nhất trong 7 năm qua. Tuy nhiên số lao động nghỉ việc vẫn tăng cao. Thiếu nhận lực đang là nỗi sợ hãi của nhiều lãnh đạo.


Nghiên cứu của Công ty tư vấn quản trị nhân sự Towers Watson tại 154 doanh nghiệp FDI trên toàn quốc mới công bố cho thấy tuy mặt bằng lương trong các DN FDI đã tăng tới 13,5% trong năm 2010 (cao nhất trong 7 năm qua), song vẫn có tới 12,9% nhân viên nghỉ việc, kèm theo đó là số thâm niên lao động giảm. Nguyên nhân được đưa ra là NLĐ làm việc lâu năm ở các DN FDI thường cảm thấy mệt mỏi vì sức ép tiến độ hoặc doanh thu, do đó muốn nghỉ việc để ra kinh doanh riêng, hoặc làm quản lý cho một DN trong nước đang phát triển ổn định.

Không ít người đã từ bỏ vị trí lương cao nhưng áp lực quá lớn. (Ảnh minh họa)
 
Theo điều tra mới nhất của Tâp đoàn Navigos Group (chuyên cung cấp các giải pháp về nhân sự và tuyển dụng) giữ chân người tài được nhận định là thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp trong năm 2010. Theo chuyên giam mức lương và thưởng cao chưa hẳn lúc nào cũng đạt hiệu quả để “giữ chân” người lao động. Chính vì thế, chiến lược nhân sự không chỉ là dự báo nhân sự, thu hút tuyển dụng, đào tạo phát triển, động viên đãi ngộ… mà còn là quy hoạch, xây dựng cho DN một đội ngũ kế cận, sẵn sàng giúp cho DN bù đắp thiếu hụt khi mở rộng qui mô.

 “Mô hình quản lý truyền thống của DN cần được thay đổi bằng mô hình phân quyền tới từng phân cấp”- đó là quan điểm mà ông Phan An, TS, Viện Marketing và quản trị Việt Nam đưa ra. Cụ thể, DN phải có một nền tảng vững chắc về nhân lực và văn hóa DN, sau đó các công việc quản lý sẽ được trao cho từng phòng ban, thậm chí từng nhân viên, dân chủ, công khai, nhân viên có quyền đóng góp ý kiến và biểu quyết để hoạt động tổ chức hiệu quả nhất…

Nhiều ý kiến khác cho rằng, với lao động giản đơn hay chuyên môn khác, DN phải xác định được những ngành nghề nào muốn phát triển trong thời gian 10, 20 hoặc 30 năm tới. Từ đó xác định được những kỹ năng cần thiết cơ bản, những kiến thức mà lực lượng lao động cần phải có và số lượng lao động cần phải đáp ứng trong những ngành nghề như vậy.

P. Thanh

Người viết : admin
 In bài viết  Gửi cho bạn bè Lưu tin Lên đầu trang

Viết đánh giá




 Ẩn email của tôi
Bộ gõ : Off Telex VNI
Mã bảo vệ :  

Đang thảo luận trên diễn đàn