Lao động sang Hàn Quốc đừng mất tiền cho “cò mồi”
Chủ nhật, 26/08/2012, 16:40 GMT+7
Thưa ông, có phải việc Hàn Quốc tiếp tục tổ chức thi tiếng Hàn và phân bổ chỉ tiêu cho Việt Nam chứng tỏ các giải pháp ngăn ngừa tình trạng lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp đã phát huy tác dụng?
Tính đến ngày 31/8/2011, tỷ lệ lao động Việt
Trước tình hình đó, Việt
Nhờ kết quả đó, cùng với sự thuyết phục của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nên vừa qua, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã quyết định mở lại kỳ kiểm tra tiếng Hàn cho lao động Việt Nam vào 2 ngày 17 và 18/12 tới. Đồng thời, phía Hàn Quốc cũng đồng ý để tổ chức kiểm tra tiếng Hàn từ ngày 25/12/2011 cho những lao động kết thúc hợp đồng lao động.
Theo thống kê, hiện có khoảng 53.000 lao động đang chờ kiểm tra. Đồng thời, chúng tôi và Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc cũng đã phối hợp với Cơ quan Phát triển nhân lực Hàn Quốc chuyển sớm 60.000 đơn đăng ký tham dự kiểm tra của lao động Việt Nam từ Hàn Quốc về nước.
Sức hút của thị trường lao động Hàn Quốc đã khiến kỳ kiểm tra tiếng Hàn trở thành cơ hội để nhiều đối tượng lừa đảo. Ông có khuyến cáo gì với người lao động?
Theo quy định của phía Hàn Quốc, việc người lao động đạt yêu cầu về tiếng Hàn mới chỉ là điều kiện cần, không phải cứ đạt yêu cầu tiếng Hàn là người lao động sẽ được sang Hàn Quốc làm việc. Sau khi có chứng chỉ tiếng Hàn và đáp ứng các điều kiện theo quy định của phía Hàn Quốc, lao động được làm hồ sơ dự tuyển và gửi về Trung tâm Lao động ngoài nước để kiểm tra. Những hồ sơ hợp lệ sẽ được Trung tâm gửi qua mạng cho Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc để giới thiệu chủ sử dụng lao động lựa chọn.
Việc người lao động có được chọn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chủ sử dụng lao động Hàn Quốc, không tổ chức hoặc cá nhân nào có thể can thiệp vào quá trình đó. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo người lao động phải cảnh giác, không nhẹ dạ cả tin để đối tượng xấu lừa đảo, thu tiền bất hợp pháp.