Thị trường lao động

Khó cũng phải làm!

Thứ hai, 25/06/2012, 06:13 GMT+7

UBND TPHCM vừa ban hành chương trình đào tạo, đào tạo lại tay nghề cho công nhân. Ông Nguyễn Thành Hiệp, Trưởng Phòng Dạy nghề Sở LĐ-TB-XH TPHCM, cho biết cụ thể về chương trình này


Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về thực trạng tay nghề của công nhân (CN)  TPHCM hiện nay?


 
- Ông Nguyễn Thành Hiệp: TPHCM hiện có trên 95.000 doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, số lượng DN nhỏ và vừa (có quy mô dưới 300 lao động) chiếm 98,5%. Số người đang làm việc trong các thành phần kinh tế là trên 3,8 triệu.
Tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề theo báo cáo là 61% nhưng không đáp ứng được yêu cầu của DN. Nhiều ngành nghề cần lao động qua đào tạo nhưng không đủ nhân lực như cơ khí, xây dựng, công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, các nghề mới trong lĩnh vực dịch vụ… Đây cũng là một trong những lý do để chương trình đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho CN trong DN ra đời.

* Một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình là đến cuối năm 2015, tỉ lệ lao động qua đào tạo là 70%. Sở LĐ-TB-XH TPHCM, đơn vị được giao trách nhiệm thực hiện chương trình, có những biện pháp cụ thể gì để hoàn thành mục tiêu này?

- Đây là một chương trình lớn của TP nên cần có sự tham gia và phối hợp của nhiều tổ chức và đơn vị; trong đó phải kể Sở Tài chính, Sở GD-ĐT, LĐLĐ, Ban Quản lý các KCX-KCN, Thành đoàn, Hiệp hội DN TPHCM… Tuy nhiên, chủ yếu và trước tiên vẫn là các cơ sở dạy nghề phải chủ động phối hợp với DN để nắm bắt nhu cầu về đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng bậc thợ, tay nghề, công nghệ, kỹ thuật mới cho CN.
Công nhân Công ty Pro Kingtex (quận Bình Tân - TPHCM) thi nâng bậc do công ty tổ chức hằng năm. Ảnh: VĨNH TÙNG
Song song đó, DN căn cứ vào tình hình cụ thể mà xây dựng những chương trình đào tạo, nâng tay nghề, bậc thợ cho CN. Nếu DN không tự tổ chức được thì phối hợp với các đơn vị dạy nghề. Sở LĐ-TB-XH TPHCM sẽ trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc phối hợp giữa đơn vị dạy nghề và DN trong ký kết hợp đồng, xây dựng chương trình và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo.

* Như vậy là trách nhiệm chủ yếu được đẩy về phía DN, trong khi hiện nay hầu hết các DN đều gặp khó khăn. Ông nghĩ như thế nào về vấn đề này?

- Theo tôi, khó cũng phải làm. Trước hết, DN phải nhận thức được đây là chương trình vì lợi ích và sự phát triển lâu dài của chính DN. Việc đầu tư cho nguồn nhân lực luôn là một việc làm sáng suốt, thông minh và mang tầm chiến lược của DN trong mọi hoàn cảnh. Chắc chắn rằng khi CN giỏi nghề thì năng suất lao động sẽ tăng, kéo theo lợi nhuận của DN cũng tăng.
Riêng kinh phí chi cho đào tạo lao động nữ sẽ được trừ khi tính thu nhập chịu thuế theo Luật Thuế thu nhập DN. Bên cạnh đó, Ban Quản lý các KCX-KCN và Hiệp hội DN TP sẽ vận động, tư vấn cho DN trong quá trình thực hiện. Theo tôi, để chương trình này thành công, vai trò của DN rất quan trọng, nhất là trong việc tạo điều kiện về thời gian, kinh phí để CN học tập.

* Đối tượng của chương trình là CN đang làm việc trong DN nhưng trong thực tế, việc vận động họ tham gia học tập là vô cùng khó khăn...

- Chúng tôi cũng hiểu được điều này nên xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng DN; phù hợp về trình độ, khả năng tiếp thu của CN. Đặc biệt, thời gian đào tạo sẽ linh hoạt theo thời gian làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi của CN. Thậm chí, giáo viên sẽ đến tận nơi làm việc để giảng dạy nhằm giảm chi phí đi lại, di chuyển và thời gian cho CN.

Không nâng tay nghề, dễ mất việc

Ông Nguyễn Thành Hiệp nhìn nhận: “Hiện tại, thị trường lao động đang cạnh tranh về việc làm gay gắt. Nếu người lao động không ý thức được việc nâng tay nghề, rèn kỹ năng là nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách thì dễ bị mất việc làm, hoặc chí ít cũng khó có điều kiện lên lương, thăng tiến trong công việc”.


Người viết : admin
 In bài viết  Gửi cho bạn bè Lưu tin Lên đầu trang

Viết đánh giá




 Ẩn email của tôi
Bộ gõ : Off Telex VNI
Mã bảo vệ :  

Đang thảo luận trên diễn đàn