Khi bội chi là thông minh
Thứ tư, 26/09/2012, 16:02 GMT+7
Điều này có đáng tin hay không? Trong một vài trường hợp tiêu nhiều hơn những gì bạn kiếm được lại là một cách khôn ngoan. Nhưng, thực tế cũng không hẳn có quá nhiều trường hợp như vậy. Sẽ là tốt hơn rất nhiều nếu chúng ta tập trung vào tìm cách thoát khỏi các món nợ càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên trong 3 trường hợp sau đây, thâm hụt cá nhân lại có thể xem là thông minh.
1- Khởi nghiệp
Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu bạn mới tốt nghiệp PTTH và đang tìm kiếm một công việc mà không hề có bằng đại học, hay bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp, hoặc một người đã làm công việc của mình nhiều năm đang cố gắng thay đổi nghề nghiệp. Bạn vẫn có thể thành công ngay cả khi bạn kiếm được ít tiền lúc mới bắt đầu. Khi vừa tốt nghiệp đại học, tôi đã không nghe theo lời khuyên đó và tôi đã phải trả giá cho điều đó.
Tôi đã nhận làm một công việc mà tôi rất ghét chỉ vì nó trả nhiều hơn 300 đô la mỗi tháng so với lời đề nghị tiếp theo. Chắc chắn, có thêm tiền sẽ rất hữu ích. Nhưng tôi đã lãng phí 2 năm cuộc sống của mình trước khi tôi nhận ra rằng đó là thời điểm cần thay đổi.
Trái lại, việc thay đổi công việc tốt nhất mà tôi từng làm đó là rời bỏ nơi làm công ăn lương của mình và bắt đầu công việc kinh doanh riêng. Thu nhập của tôi giảm rất nhiều trong thời gian đầu, nhưng trong dài hạn nó lại tăng lên đáng kể.
Nếu bạn có thể bước chân mình vào cửa của một công việc tuyệt vời, đừng để mức lương khởi điểm thấp ngăn cản bước đi của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ bạn sẽ mất bao lâu để tiến lên cấp độ tiếp theo và liệu bạn có đủ tiền để sống mà không phải vay nợ quá nhiều trong thời gian đó không.
Sẽ chẳng có nghĩa lí gì nếu bạn tiếp tục theo đuổi con đường đó nếu bạn không khá chắc được tình hình sẽ diễn ra như thế nào sau một thời gian nhất định. Quay trở lại với ví dụ về khởi nghiệp kinh doanh của tôi, tôi biết rằng nếu những ý tưởng về khởi nghiệp của tôi không phát triển chút nào trong vòng 12 tháng, tôi nên quay lại làm việc cho một ai đó.
Hãy chắc chắn rằng bạn tự đặt ra cho mình những giới hạn tương tự.
2- Tích lũy kĩ năng
Tôi không phải là người có thể chấp nhận những khoản nợ lớn để đi học đại học. Nhưng nếu bạn có một cơ hội để tích lũy thêm những kĩ năng đặc biệt trong một thời gian ngắn mà nó sẽ giúp ích cho việc kiếm tiền của bạn, đừng ngần ngại đầu tư cho nó. Và nếu bạn không đủ tiền để trả cho trường học; hoặc bạn sẽ không có được bất kì khoản thu nhập nào trong suốt thời gian bạn học những kĩ năng đó, đó có thể càng là lí do để bạn “ nhảy vào”. Bằng cách nào? …vay tiền và thực hiện điều đó. Bạn có thể vay từ bạn bè, gia đình hoặc thậm chí là từ một tổ chức tín dụng nào đấy.
Sau đây là một ví dụ điển hình cho điều này. Bạn có thể phải sử dụng vài ngàn đô la để được đào tạo thành một kiến trúc sư hoặc kiểm soát giao thông với mức lương cao. Vậy thì tại sao không ? Bạn có thể kiếm lại khoản tiền đó trong vòng chưa đầy một năm. Đó là một sự đầu tư tuyệt vời cho chính bạn.
3- Du lịch
Đôi khi chi tiêu nhiều hơn bạn kiếm được cho việc du lịch lại là tốt. Hãy để tôi giải thích bằng cách chia sẻ một câu chuyện có thật.
Claudia kiếm được $ 24.000 một năm như là một nhà tạo mẫu bán thời gian. Con trai của cô và tôi đã thuyết phục cô ấy một chuyến đi $ 5.000 đến Địa Trung Hải với Jeanette- người bạn thân nhất của cô một vài năm trước đây. Chồng cô qua đời năm 2005 và cô đã không đi du lịch bất kì lần nào kể từ đó. Cô ấy cho rằng cô ấy không thể chi trả được với thu nhập hiện giờ. Tại sao chúng tôi lại thuyết phục cô ấy có đủ khả năng đó? Đơn giản: Claudia đã có một quỹ đầu tư 500.000 USD mà cô đã không hề khai thác đến. Nó chỉ nằm ở đó.
Chi tiêu 1% vốn của cô ấy trong một lần không phải là một vấn đề. Trong thực tế, sẽ là một vấn đề nếu số tiền đó không bao giờ được sử dụng hoặc sử dụng với mục đích không hợp lí.
Đôi khi mọi người không thực sự hiểu làm thế nào để chuyển tài sản của họ thành thu nhập và kết quả là thất bại trong việc tận hưởng cuộc sống đầy đủ.
Bạn đã bao giờ chi tiêu nhiều hơn kiếm được và tìm thấy nó là một động thái tốt? Trường hợp của bạn là gì?