Học gì để được các nhà tuyển dụng "săn đón"?
Chủ nhật, 07/10/2012, 10:16 GMT+7
Lựa chọn Nghề nghiệp phù hợp + Kiến thức + Đam mê = bạn sẽ tìm được một con đường khởi nghiệp tươi sáng không kém con đường vào đại học, đôi khi con đường ấy lại dễ dàng đi hơn đối với bạn. Rất nhiều tấm gương thành công trong nghề Multimedia đã chứng minh cho sự lựa chọn sáng suốt khi chọn nghề, cùng chia sẻ nhé!
Chọn nghề dễ tìm được việc
Chọn cho mình một hướng đi phù hợp với ngành Multimedia, nhiều bạn trẻ đã “bội thu” nhiều cơ hội nghề nghiệp ngay từ khi còn là sinh viên. Tiêu biểu trong số đó là Nguyễn Trung Kiên - Tốt nghiệp FPT Arena năm 2009, hiện đang là Motion Graphic Designer của HTV3. Trung Kiên chia sẻ: “Ngành Multimedia là lựa chọn đầu tiên và duy nhất của mình, ngay sau khi tốt nghiệp THPT. Khi học cấp ba, Kiên rất thích thiết kế, thích làm các videoclip cho lớp. Sau khi tìm hiểu về ngành multimedia, mình nghĩ với một nghề nghiệp năng động như vậy thì nên chọn trường có đào tạo theo giáo trình quốc tế với phương pháp đào tạo hiện đại, để được phát huy hết những tiềm năng về sáng tạo và có nhiều cơ hội việc làm ngay sau khi ra trường”.
Học gì để được các nhà tuyển dụng “săn đón” ?
Sự lựa chọn đúng đắn ban đầu là tiền đề giúp Kiên có được rất nhiều cơ hội thử sức trong lĩnh vực nghề nghiệp mà mình yêu thích. Từ sau học kỳ đầu tiên tại trường đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện FPT Arena, Trung Kiên đã được nhiều công ty giao cho những dự án để làm tự do theo kiểu freelance. Kiên kể: “Trong hai năm học, mình vừa học vừa nhận làm thiết kế website, thiết kế các banner quảng cáo cho các công ty. Cứ học xong phần nào thì mình nhận việc làm thêm ngay để có cơ hội rèn tay nghề! Nhờ đó mà sau khi ra trường, mình không hề cảm thấy lúng túng khi đi xin việc”. Hiện Kiên đang phụ trách thiết kế hình hiệu, clip quảng cáo, trailer phim… cho kênh HTV3 - một công việc đáng mơ ước với nhiều bạn trẻ.
Chọn cho mình một ngành nghề đáp ứng cơn khát nhân lực của xã hội là một yếu tố giúp các bạn trẻ yên tâm về cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường. Tuy nhiên, quan trọng hơn là nghề đó phải đúng với niềm đam mê của mình! Không tin ư, hãy tìm hiểu câu chuyện của bạn Nguyễn Thanh Hằng – một trong những cựu sinh viên FPT Arena thành công trong nghề nhé!
Hẳng kể rằng sau ba năm ngồi ghế giảng đường đại học với ngành Công nghệ Sinh, cảm giác chán nản bắt đầu xâm chiếm khi Hằng nhận ra mình không thích hợp với ngành Công nghệ Sinh! Phải đắn đo mãi, cuối cùng Hằng mới quyết định học song song thêm ngành Multimedia - ngành học mình yêu thích. Để rồi sau đó cô bạn này nhận ra Multimedia mới là đam mê và cũng là năng khiếu của mình. Tốt nghiệp trường đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện FPT Arena năm 2009, Hằng được tuyển dụng ngay vào một công ty chuyên thiết kế các sản phẩm quảng cáo, truyền hình. Không lâu sau đó, với những kinh nghiệm có được, Hằng nhanh chóng được một công ty thiết kế thương hiệu ở Malaysia tuyển dụng sang Malyasia làm việc. Công việc của Hằng nhanh chóng phát triển thuận lợi, với những bước tiến vững chắc dựa trên nghề nghiệp mà mình yêu thích. Hằng chia sẻ: “Không khó để tìm được việc làm với những ai học ngành Multimedia. Tuy nhiên, để luôn có động lực sáng tạo và làm ra những thiết kế mới thì đòi hỏi mình phải yêu thích và đam mê nghề này. Cảm hứng và mong muốn gắn bó lâu dài với nghề Multimedia được nhen nhóm từ việc được làm những gì mình yêu thích”.
Mọi thứ quanh ta đều được thiết kế
Game, hoạt hình 3D – Những cơ hội hấp dẫn cho dân Multimedia
Thực tế, trong những năm gần đây, bên cạnh các loại hình quảng cáo như website, truyền hình - những lĩnh vực nghề nghiệp mà Thanh Hằng và Trung Kiên gắn bó sau khi tốt nghiệp ngành Multimedia, thì còn có game online và phim hoạt hình 3D - những cơ hội nghề nghiệp cực kỳ mới mẻ và hấp dẫn dành cho những người trẻ yêu thích ngành Multimedia.
Tại trường đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện FPT Arena, từ học kỳ ba trở đi, các sinh viên sẽ được học chuyên sâu vào các lĩnh vực như biên tập âm thanh, video và bắt đầu làm quen với các kỹ năng làm phim hoạt hình 3D, từ xây dựng nhân vật, dựng mô hình, chiếu sáng, chuyển động đến làm kỹ xảo. Bước sang học kỳ thứ tư, chương trình học sẽ zoom in vào những kỹ năng về việc sản xuất phim hoạt hình từ dựng nhân vật, tạo xương, làm chất liệu đến chiếu sáng, chuyển động...
Phim hoạt hình Island on the cloud do SV FPT Arena thực hiện.
Vừa qua, bộ phim hoạt hình dài 8 phút Island on the cloud trong học kỳ thứ tư đã được “bộ tứ” sinh viên của FPT Arena HCM trình làng không chỉ được thầy cô đánh giá tốt mà còn thu hút hàng nghìn lượt view trên Youtube. Có thể xem những sản phẩm phim hoạt hình đầu tay của các sinh viên FPT Arena là những “bước đệm” ban đầu, hứa hẹn mang đến nhiều thành công hơn nữa cho những chuyên gia sản xuất phim hoạt hình hoặc những nghệ sỹ dựng mô hình 3D, chuyên gia kỹ xảo điện ảnh, kỹ thuật viên âm thanh trong tương lai.
Ngoài ra, để tiếp thêm “vitamin” tự tin và chuyên nghiệp, giúp các sinh viên FPT-Arena có thể ghi thêm điểm với các nhà tuyển dụng, trường đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện FPT Arena còn có thêm hoạt động ngoại khóa “đặc biệt”: New Designer's Survival Kit. Giai đoạn đầu của chương trình ngoại khóa New Designer's Survival Kit, các bạn sẽ được nghiên cứu và thực hành những kiến thức chuyên môn đặc thù của ngành. Giai đoạn sau là những kỹ năng mềm để cho sinh viên có thể hòa nhập và phát triển trong công việc sau này. Cuối khóa học, sinh viên sẽ được học và phải xây dựng một hồ sơ năng lực (Portfolio)- công cụ quan trọng nhất khi xin việc trong ngành. Sau khóa học này, sinh viên FPT Arena sẽ không còn phải băn khoăn về cơ hội được các công ty tuyển dụng vào làm việc ngay sau khi ra trường nhé!
Năng khiếu là yếu tố “cần”, đam mê mới là “điều kiện đủ”!
Đó là chia sẻ chung của những nhân đã theo học ngành Multimedia và gặt hái được những thành công nhất định trong ngành nghề này. Bạn Nguyễn Trung Kiên cho biết: “Không nhất thiết phải có năng khiếu vẽ hay phải có hoa tay thì mới có thể học và làm tốt trong lĩnh vực Multimedia. Bản chất ngành Multimedia là ứng dụng các phần mềm và sử dụng máy tính để sáng tạo, thiết kế ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống! Hơn nữa, những công việc, những project của nghề này đa phần mang tính thực tế, chứ không chỉ thể hiện cảm tính hay theo xu hướng nghệ thuật của người làm thiết kế! Thế nên, năng khiếu chỉ chiếm khoảng 30% quyết định sự thành công thôi. Muốn thành công trong nghề Multimedia, chủ yếu phải có đam mê. Năng khiếu chỉ giúp mình bắt đầu theo học nhanh hơn. Xét về lâu dài, đam mê mới là điều kiện chính để giúp bạn tiến bộ và gắn bó với nghề”.
Sự khác nhau giữa nghệ thuật và thiết kế
Còn bạn Bùi Thanh Hằng, sau nhiều năm làm việc chuyên về Multimedia cho các công ty trong và ngoài nước, đã rút ra kinh nghiệm rằng: “ Gọi là Mỹ thuật đa phương tiện, nhưng ngành Multimedia không yêu cầu bạn phải biết mỹ thuật hay phải vẽ thật đẹp! Chỉ cần bạn bết sử dụng các phần mềm máy tính và có một cái đầu sáng tạo là được! Mình có nhiều bạn bè làm việc trong ngành Multimedia, họ không có năng khiếu bẩm sinh về mỹ thuật, nhưng sự nghiệp thành công của họ sẽ khiến bạn phải ước ao! Chỉ cần bạn có đam mê, hãy tự tin chọn nghề này! Mình đã bỏ phí mất ba năm để đi một con đường không phù hợp! Mong là bạn sẽ lựa chọn đúng!”
Bạn chọn đặt những bước chân đầu tiên lên con đường nào không quan trọng, quan trọng là cách bạn đi như thế nào trên con đường ấy. Hãy tin rằng bằng những kiến thức bội thu từ ngành Multimedia và niềm tin dám đi theo đúng đam mê, bạn sẽ không chỉ tỏa sáng trong mắt các nhà tuyển dụng mà còn bội thu nhiều thành công trong nghề nghiệp.