Cẩm nang tìm việc

Để sự hoàn hảo trên giấy tờ thành sự thực

Thứ hai, 21/05/2012, 13:01 GMT+7

Một ứng viên tốt, hoàn thiện trên giấy tờ chưa chắc đã là sự lựa chọn hoàn hảo cho nhà tuyển dụng trên thực tế.

 

Khi Lynn Hazan - GĐ nhân sự của công ty Lynn Hazan & Associates nhìn thấy CV của một ứng viên trong bộ hồ sơ gửi đến phòng hành chính, cô gần như nghẹt thở vì những kinh nghiệm tuyệt vời của ứng viên. Muốn hiểu thêm về ứng viên xuất sắc này, cô đã đề nghị sắp xếp ngay một cuộc phỏng vấn. Thế nhưng, khi đối diện với ứng viên tiềm năng, Lynn Hazan lại cảm thấy thất vọng tràn trề.

Lynn nhận ra rằng ứng viên này không hề phù hợp với vị trí công ty đang tìm kiếm. Anh ta đến muộn, gần như bắt nhà tuyển dụng đợi cả tiếng đồng hồ, nói chuyện qua điện thoại một cách chán nản, thậm chí tỏ ra bất cần với công ty.

Tình trạng này không phải hiếm gặp nhất là đối với những ứng viên chưa có kinh nghiệm trong quá trình tìm việc. Một ứng viên tốt, hoàn thiện trên giấy tờ chưa chắc đã là sự lựa chọn hoàn hảo cho nhà tuyển dụng trên thực tế. 

Ảnh minh họa

Samantha Lambert - người phụ trách truyền thông cho Blue Fountain Media ở New York cho rằng, học vấn, kinh nghiệm, trình độ và kỹ năng làm việc sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình xin việc của bạn, nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều yếu tố để xác định xem ứng viên có thực sự phù hợp hay không".

Eszter Szikora - GĐ truyền thông tại Công ty Sunnyvale, California kể về kỷ niệm trong quá trình tuyển dụng: "Chúng tôi chú ý đến một ứng viên có hồ sơ tuyệt đẹp, mọi yêu cầu của chúng tôi đều đáp ứng hoàn hảo trên giấy tờ. Tuy nhiên, khi chúng tôi vào phỏng vấn, tất cả chúng tôi đều ngớ người vì thấy cô ấy thực sự không phù hợp với môi trường và lĩnh vực hoạt động của công ty. Chúng tôi bắt đầu ngừng tìm kiếm ứng viên hoàn hảo trên giấy tờ. Tốt hơn là nên chọn những người thực sự có thái độ tâm huyết với công việc và có đủ những kỹ năng cần thiết cho công việc".

Sau đây là một số gợi ý giúp bạn trở thành ứng viên hoàn hảo cả trên giấy tờ và thực tế khi đối diện nhà tuyển dụng:

Hồ sơ, giấy tờ

1. Hãy chắc chắn tên tuổi và thông tin liên lạc của bạn được đặt lên hàng đầu và rõ ràng để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn một cách nhanh nhất.

2. Luôn có thư xin việc phù hợp với từng vị trí tuyển dụng. Sarikas cho rằng, đừng bao giờ mong đợi nhà tuyển dụng xem xét hồ sơ, CV của bạn để tự suy nghĩ về kinh nghiệm liên quan đến công việc họ đang thiếu nhân lực. Bạn nên chủ động đưa ra những giá trị của bản thân, từ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm... phù hợp với vị trí ứng tuyển để khi nhà tuyển dụng đọc đơn xin việc của bạn, họ đã hiểu ngay bạn có phù hợp hay không. Thư xin việc cũng nên đưa ra hướng giải quyết cho những vướng mắc của công ty một cách tối ưu nhất.

3. Đừng ngại viết một vài điều hấp dẫn và đánh dấu đậm ở đầu dòng để giúp bạn nổi bật giữa hàng loạt đối thủ cạnh tranh.

4. Sử dụng kỹ năng bạn có để xây dựng mạng lưới quan hệ trong từng mục tiêu công việc cụ thể. Sau đó, bạn sẽ tận dụng mạng lưới của mình để tìm hiểu thêm thông tin về thị trường cũng như nhu cầu tuyển dụng, chế độ đãi ngộ của các công ty cùng lĩnh vực.

5. Hãy nhớ, mục tiêu của CV và thư xin việc không phải là để giúp bạn có được công việc ngay tức thời, nhưng đó là điều kiện tối thiểu để đưa bạn đến với cuộc phỏng vấn của nhà tuyển dụng.

Thực tế gặp mặt

6. Bạn nên đến văn phòng sớm một chút so với lịch hẹn, để có thời gian khám phá cách sắp xếp các vị trí, phòng ban và tìm hiểu thêm chút về văn hóa công ty.

7. Nên mang theo một bộ hồ sơ và tài liệu tham khảo phòng khi nhà tuyển dụng hỏi đến. Kèm theo đó là giấy note để ghi lại những điều bạn quan tâm hoặc còn vướng mắc.

8. Chọn trang phục phù hợp, chuyên nghiệp, tương ứng với văn hóa công ty.

9. Chuẩn bị tối thiểu là 5 đặc điểm để thuyết phục nhà tuyển dụng bạn là ứng viên phù hợp.

10. Hãy thể hiện bản thân  một cách trung thực, không dối trá. Xây dựng thương hiệu cá nhân nhất quán trên mọi phương diện, từ hồ sơ, giấy tờ đến những câu trả lời khi phỏng vấn. 

11. Đừng vội hỏi về mức lương và chế độ đãi ngộ khi người phỏng vấn chưa gợi mở.

12. Tập trung vào những việc bạn có thể làm cho công ty, không phải là những gì công ty có thể làm cho bạn.

13. Luôn nói lời cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian cho bạn và thể hiện sự quan tâm chân thành của mình tới công ty. Hãy gửi thư cảm ơn nhà tuyển dụng trong vòng 24 giờ sau đó và tùy vào tình hình cụ thể mà chọn thêm đề tài trao đổi qua email.

Hải Như


Người viết : admin
 In bài viết  Gửi cho bạn bè Lưu tin Lên đầu trang

Viết đánh giá




 Ẩn email của tôi
Bộ gõ : Off Telex VNI
Mã bảo vệ :  

Đang thảo luận trên diễn đàn