Thị trường lao động

Dân công sở rủ nhau đi luyện hát... karaoke

Thứ ba, 12/06/2012, 16:09 GMT+7

Vì giao tiếp, công việc hay vài lý do khác mà nhiều người đặc biệt là giới công chức đang rủ đi luyện hát karaoke bất kể buổi trưa hay tối.

 


 
Trong một lần đi họp lớp đại học, Nguyễn Ngọc Thủy (nhân viên kế toán của một công ty ở Cầu Giấy, Hà Nội) gặp lại người bạn gái cũ vốn nổi tiếng là nhút nhát, ít nói. Nhưng đến phần giao lưu Thủy không khỏi ngạc nhiên khi cô bạn hăng hái đứng lên cầm micro hát liên tục từ đầu đến cuối. Hỏi ra mới biết, từ sau khi tham dự học khóa thanh nhạc gần 4 tháng do ban lãnh đạo công ty tổ chức cho nhân viên, cô bạn của Thủy đã trở nên mạnh dạn, hát hay hơn và vừa rồi còn đạt giải “ngôi sao ca hát” của đơn vị.
 
Còn Thùy Linh, nhân viên một công ty truyền thông trên đường Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) vì muốn không trở thành “người thừa” mỗi khi công ty có sự kiện tổ chức cho nhân viên đã chọn cho mình một lớp học thanh nhạc.
 
Thầy trò của Trung tâm âm nhạc Bình Minh cùng luyện hát.
(Ảnh trên website của trung tâm).
 
“Trong 4 năm đại học mình sợ nhất đi hát karaoke, khi ra trường làm ở công ty này việc đi hát là chuyện thường xuyên. Chẳng nhẽ cứ ngồi im hay hoặc việc cớ để xin về. Điều này đã ảnh hướng rất lớn đến công việc, giao tiếp của mình. Nên việc đi học hát là để cho mình mạnh dạn hơn, có thể hát karaoke thật tốt”. chị Linh tâm sự.
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, phong trào đi luyện hát bắt đầu rộ lên từ giữa năm 2010 khi nhiều người đổ xô đến các quán karaoke rồi các trung tâm, lên các diễn đàn tìm lớp học. Đáp ứng nhu cầu đó nhiều lớp học phổ cập thanh nhạc đã mở ra ở nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội từ lớp học dành cho người không chuyên ở khu vực Cung văn hóa hữu nghị Việt – Xô đến trực tiếp nhà của những người dạy.
 
Giá của mỗi buổi học thanh nhạc trung bình từ 40.000 – 50.000 đồng/ giờ/ lớp, với một lớp khoảng 7 – 10 người. Nếu học riêng một thầy một trò giá từ 100.000 – 150.000 đồng/ giờ.
 
Tự tin, mạnh dạn ca hát là những gì mà đa phần người học có được.
 
Thời gian học lúc đầu thường được giới công chức chọn vào buổi chiều tối hoặc dịp cuối tuần nhưng gần đây cả buổi trưa cũng được tận dụng để học.“Do thời gian buổi tối mình còn phải đi học nâng cao nghiệp vụ, còn cuối tuần lại phải lo làm thêm rồi vợ con nên đành phải gác việc ngủ trưa lại để dành cho việc học hát cho thật tốt cái đã”, anh Thanh Hà (công tác tại một tạp chí văn hóa) chia sẻ.
 
Còn theo chị Liễu, phụ trách một lớp thanh nhạc trên diễn đàn lamchame cho biết, hiện lượng người đăng ký học không chỉ dừng lại ở giới công chức mà còn lan sang giới trẻ, các ông bố, bà mẹ có nhu cầu.
 
Chị Liễu cũng cho biết, vào dịp giữa năm 2010 khi vào các diễn đàn và thực tế thấy nhiều người có nhu cầu học thanh nhạc thêm đó chồng từng là thủ khoa sư phạm của trường Đại học sư phạm nghệ thuật Trung ương nên chị nảy ra ý định mở lớp dạy thanh nhạc cho các thành viên diễn đàn và sau đó là nhiều người biết đăng ký tham gia.
 
Cùng nhau tự tin trình bày những bài hát tập thể.
 
Hiện lớp do chị Liễu phụ trách đã khai giảng đến lớp H80 và trong đợt cuối tháng 7, đầu tháng 8 này sẽ có một số lớp mới tiếp tục được khai giảng với lịch học cụ thể được đăng tải trên diễn đàn.
 
Cũng theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài việc luyện để có được giọng hát hay trong vòng 2 – 3 tháng, những người học còn luyện được cho mình từ dáng đứng, ngôn ngữ, cách làm chủ bản thân, cách tập trung, tự tin, bạo dạn khi đứng trên sân khấu, đám đông.
 
Sau một thời gian ngắn học hát Thùy Linh đã trở nên bạo dạn, hát hay hơn trong
 các buổi liên hoan, hoạt động tập thể của công ty.
 
Còn ca sĩ Lâm Tùng (đoàn nhạc Phòng không không quân) thì cho rằng: “muốn hát hay như ca sĩ thì rất khó còn muốn hát tốt trong các sinh hoạt tập thể, hội diễn của công ty hay hát karoke thì chỉ cần người học có lòng đam mê và quyết tâm âm nhạc là có thể làm tốt được.”
 

Người viết : admin
 In bài viết  Gửi cho bạn bè Lưu tin Lên đầu trang

Viết đánh giá




 Ẩn email của tôi
Bộ gõ : Off Telex VNI
Mã bảo vệ :  

Đang thảo luận trên diễn đàn