Thị trường lao động

Cần chọn đúng đối tượng, ngành nghề

Thứ tư, 06/06/2012, 16:55 GMT+7

Hải Phòng là một trong số các địa phương triển khai bước đầu hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Qua 8 tháng  đầu năm 2011, hơn 3.000 lao động được học nghề, đạt 100 % kế hoạch của năm 2011.

 

Nghề trồng nấm tạo thu nhập ổn định (ảnh minh hoạ).
Nghề trồng nấm tạo thu nhập ổn định (ảnh minh hoạ).

Chọn đúng đối tượng

Theo Sở LĐTBXH Hải Phòng, từ đầu năm, kế hoạch triển khai dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) tới từng huyện, xã với các nội dung cụ thể, như: Tên ngành nghề, khả năng giải quyết việc làm và gắn với việc làm từng nghề sau đào tạo... Những tiêu chí trên là căn cứ để các cấp phân bổ chỉ tiêu sát và đúng với nhu cầu phát triển kinh tế từng địa phương.

Qua 8 tháng đầu năm 2011, Hải Phòng tổ chức được 90 lớp với hơn 3000 lao động, gồm: Người được hưởng chính sách ưu đãi với cách mạng, hộ nghèo, người tàn tật, người thuộc diện đất canh tác bị thu hồi. Tỉ lệ có việc làm và gắn với việc làm đạt trên 85%, nhiều nghề mới đã được dạy và giúp phát triển kinh tế gia đình, như: Nuôi cá chình, trồng nấm thương phẩm, chế biến và bảo quản thủy sản, mây tre đan, trồng hoa - cây cảnh. Qua các lớp “Kỹ năng dạy học”, sở bồi dưỡng 100 cán bộ kỹ thuật và nông dân giỏi đủ điều kiện dạy nghề cho LĐNT, 6/7 huyện bố trí cán bộ theo dõi công tác dạy nghề LĐNT, rà soát giáo trình...

Xây dựng mô hình điểm

Qua công tác dạy nghề cho LĐNT, bài học kinh nghiệm được Sở LĐTBXH Hải Phòng rút ra là cần gắn công tác dạy nghề với hoạt động của chính quyền địa phương. Các phòng LĐTB (cấp huyện) cũng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch, kiểm tra, tạo việc làm sau đào tạo cho LĐNT.

Qua 8 tháng triển khai, một số mô hình được Ban chỉ đạo đánh giá có hiệu quả như: Nuôi gà tại huyện An Dương, mô hình trồng nấm thương phẩm tại huyện Vĩnh Bảo và mô hình dạy nghề gắn với DN tại huyện Vĩnh Bảo. Mô hình nuôi đàn gà hơn 3000 con của gia đình anh Đoàn Văn Tư, thôn Hoàng Lâu 2 (xã Hồng Phong, An Dương). Sau khi tham dự lớp dạy nghề cho LĐNT, anh Tư áp dụng kiến thức từ khâu chọn giống, chăm sóc và phòng dịch.

Từ việc nuôi gà, gia đình anh Tư đã có việc làm và thu nhập ổn định  trong khi đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng KCN Thâm Việt. Mô hình trồng nấm thương phẩm tại huyện Vĩnh Bảo thu hút hơn 80 hộ dân với hàng trăm lao động. Trong đó có 50 hộ gia đình trồng nấm chuyên canh với diện tích 280m2. hộ, đem lại thu nhập bình quân từ 60-70 triệu đồng/hộ/năm. Từ sự hỗ trợ về vốn của huyện, các hộ nông dân sau khi học nghề đã mạnh dạn mở rộng mô hình nấm, tạo việc làm cho nhiều lao động thời vụ với mức 70.000 đồng/người/ngày...

Theo Sở LĐTBXH Hải Phòng, công tác tư vấn và rà soát nhu cầu học nghề luôn phải thực hiện ở các cấp thôn, xã, hợp tác xã. Để tạo việc làm bền vững sau dạy nghề, cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các ngành, các cấp và chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ vay vốn, chính sách dồn điền đổi thửa, chính sách tiêu thụ sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu lao động.

Phan Minh


Người viết : admin
 In bài viết  Gửi cho bạn bè Lưu tin Lên đầu trang

Viết đánh giá




 Ẩn email của tôi
Bộ gõ : Off Telex VNI
Mã bảo vệ :  

Đang thảo luận trên diễn đàn